ads

SEO

SEO

Facebook Marketing

Kinh Doanh Online

SEO

Kinh nghiệm “gia truyền” giúp SEO website lên TOP

Bạn mới xây dựng một website để phục vụ kinh doanh online. Mục tiêu bạn nhắm tới chắc chắn là làm sao để website nhanh chóng lên TOP tìm kiếm của Goolgle. Có thể vì quá nôn nóng với việc này mà bạn sẽ không ngần ngại thực hiện các chiến dịch spam để xây dựng backlink, thu hút traffic mà không hề biết rằng website của mình đang bị Google đưa vào tầm ngắm. Đó chính là lý do thứ hạng website của bạn không có sự bền vững, có thể hôm nay website đang được xếp thứ hạng cao với một số từ khóa nhưng chỉ sau một ngày đột nhiên bị mất top hàng loạt. Lúc này bạn hoang mang và mới biết rằng, SEO website lên Top và giữ được thứ hạng website không phải chuyện đơn giản có thể làm một sớm một chiều, đó phải là một lộ trình với những kế hoạch cụ thể. Hãy luôn nhớ rằng Google sẽ nhận ra và trao phần thưởng xứng đáng cho những con ong chăm chỉ.
 Vậy làm sao để có thể SEO website lên Top, bài viết này Blog Bizweb xin được chia sẻ với bạn 5 bước để nhanh chóng được Google yêu quý và cho bạn xuất hiện lên vị trí Top tìm kiếm.

1. Xây dựng móng nhà vững chắc

Bạn cần đảm bảo website của bạn phải đẹp và nội dung của nó dễ dàng cho người dùng tiếp cận qua các công cụ tìm kiếm. Hãy tạo cấu trúc thư mục cho các bài viết một cách đơn giản, sử dụng các Cate, Subcate, Tags chứa những từ khóa chủ chốt mà bạn muốn lên Top.
 Luôn đảm bảo nội dung các bài viết trên trang không bị trùng lặp, tốt nhất là bạn nên tự sản xuất bài, Google luôn thích những nội dung tươi mới và nó sẽ không đánh giá cao các website chứa nội dung cóp nhặt.
 Bên cạnh đó, bạn hãy tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc viết bài chuẩn SEO. Để dễ dàng viết bài chuẩn SEO, bạn nên cài phần mềm Word Press với các Plugin hiệu quả để kiểm tra và chấm điểm cho các quy tắc chuẩn SEO bài viết của mình. Nhưng có một điều cho dù nội dung bạn hay tuyệt vời sẽ không ai đọc nếu website của bạn thiết kế quá tệ, vì vậy hãy lưu ý đầu tư xứng đáng để website của bạn hấp dẫn và thân thiện với người dùng.

2. Không quên báo cáo với Google bạn có những gì mới

Kể từ khi website của bạn ra đời, bạn cần phải báo cáo ngay với Google sự hiện diện của bạn trên công cụ tìm kiếm. Sử dụng công cụ Google Webmaster Tools để thông báo với Google và xác minh bạn là chủ sở hữu của website đó.
 Tiếp đến khi hoàn thành xong 1 bài viết, đăng 1 sản phẩm mới lên website bạn cần submit nội dung đó để chắc chắn nó sẽ được google index nhanh nhất có thể. Ngoài ra, việc index nhanh hỗ trợ rất tốt cho SEO website lên Top cũng như giúp nội dung của bạn không bị đánh cắp bởi những kẻ chuyên đi hớt tay trên.
 Có 2 cách submit với Google phổ biến nhất đó là thông qua Webmaster Tools theo đường dẫn:https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url
Bạn chỉ cần nhập đường dẫn muốn submit lên Google và điền mã Capcha. Cuối cùng là “gửi yêu cầu” và hoàn thành submit.
 Hoặc là thông qua các trang Ping, cách thao tác submit website lên google trên các trang Ping cũng tương đối đơn giản. Thông thường bạn chỉ cần nhập đường dẫn (URL), mã Capcha, từ khóa và đánh dấu vào các bộ máy tìm kiếm khác để khai báo.

3. Nghiên cứ từ khóa kỹ càng và có lộ trình SEO website lên top cụ thể

Nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm hiểu thói quen, nhu cầu của khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng để xác định những từ khóa mà họ gõ vào google để tìm các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn có thể sử dụng công cụ Goole Adwords để phân tích từ khóa, tuy  nhiên một sai lầm của các website mới là bắt tay luôn vào SEO các từ khóa mạnh có thứ hạng tìm kiếm cao, có độ cạnh tranh khốc liệt nên công cuộc đưa website lên TOP vô hình chung bị khó khăn. Kinh nghiệm cho bạn ở đây là nên bắt đầu với những từ khóa ở mức trung bình trước, những từ khóa phù hợp với độ uy tín Domain Authority của website . Sẽ tốt hơn khi có được traffic và lợi nhuận ngay lúc mới khởi đầu phải không nào?

Khi bạn đã có chút uy tín và traffic, hãy tiếp tục SEO những từ khóa có lượt tìm kiếm cao hơn, hãy xuất bản bài viết mới hàng ngày tập trung vào từ khóa nhiều hơn và hãy bắt tay xây dựng một số backlink về những bài viết đó.

4. Phất lên cùng với mạng xã hội

Kể từ khi Google sử dụng dữ liệu từ các mạng xã hôi như facebook, twitter làm dữ liệu xếp hạng thì công cụ này đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của SEO.  Vì vậy bạn cần phải có một tài khoản twitter, một facebook fan page, G+ profile và business page. Sau đó hãy khéo léo gắn những nút chia sẻ mạng xã hội như like, Share, +1, tweet lên website của bạn, nó như một mũi tên trúng 2 đích, vừa là công cụ để tăng trải nghiệm khách hàng, vừa để thu hút traffic từ các mạng xã hội cho website của bạn. Ngoài ra bạn cần kiểm nghiệm những cộng đồng tương tác mạnh trên mạng xã hội để thực hiện các chiến dịch post bài hiệu quả. Nếu nội dung của bạn thu hút, sự lan tỏa bài viết trên mạng xã hội sẽ mang đến cho bạn một lượng traffic khổng lồ.

5. Xây dựng hệ thống backlink chất lượng trỏ về website

Backlink là những liên kết từ website khác trỏ về trang web của bạn. Tạo ra backlink không khó, nhưng bạn đừng làm việc này như một con ong chăm chỉ, bạn cần theo dõi được chất lượng của backlink đó như thế nào.
 Đối với những website mới, bạn không nên xây dựng nhiều backlink trong 1 ngày, số lượng hợp lý được cho là khoảng 100 backlink/ngày. Còn với những website lâu năm hơn, số lượng tối đa cũng chỉ nên là 200 backlink/ngày, nếu bạn sử dụng quá liều thì Google sẽ ngó tới bạn như một hiện tương spam.
Tuy nhiên, việc xây dựng backlink yêu cầu bạn phải làm thường xuyên và liên tục, vì số lượng backlink không bao giờ là đủ, vì có rất nhiều trang web như bạn cũng đang SEO, nếu bạn có lượng backlink ít hơn sẽ là một trong các nguyên nhân khiến bạn dễ bị ở top dưới. Bạn có thể xây dựng các backlink chất lượng bằng cách:


– Đặt link trên những website có độ trust cao

– Viết bài cho các blog, forum cùng chủ đề và nhận lại backlink

– Đăng bài trên các báo uy tín, khéo léo gắn link dưới các anchor text

Các bạn có kinh nghiệm hay nào khác có thể chia sẻ cùng chúng tôi để giúp cộng đồng kinh doanh online ngày càng lớn mạnh nhé.
Xây dựng thương hiệu ngay hôm nay cùng nào các bạn!


Từ ngày 10/10 - đến 20/10/2016, bạn được tặng thêm 24 tháng khi đăng ký website chuẩn SEO nhé,
Chuyên viên tư vấn:   
                            
Bùi Giang Nam
Trưởng nhóm kinh doanh Bizweb

Điện thoại: 0164 738 5343
 Zalo: 0979 818 889
Tòa nhà Hà Nội Group – 442 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội
Tòa nhà Lữ Gia – phường 15 – quận 11 – Hồ Chí Minh.

100+ Tips Tối ưu SEO 2016 cần làm (Phần 3)

Thẻ tiêu đề



20. Từ khóa xuất hiện ở đầu tiêu đề – Hãy cố chèn từ khóa mục tiêu của bạn càng gần với phần đầu của thẻ tiêu đề càng tốt.
21. Tránh bị cắt ngắn – Tiêu đề thẻ có 512px độ dài và tiêu đề bạn sẽ bị cắt ngắn nếu như vượt quá số pixel này. Để tránh phức tạp, bạn có thể giữ độ dài của thẻ tiêu đề trong khoảng 55 ký tự hoặc ít hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, tiêu đề của bạn vẫn có thể dài quá định mức dù chưa đến 55 ký tự.
22. Tiêu đề hấp dẫn – Bạn có thể tham khảo cách viết tiêu đề của các trang báo, hoặc tham khảo các cách giật tít mà chúng tôi đã chia sẻ.
23. Riêng biệt – Một tiêu đề được trình bày một cách riêng biệt, độc đáo có thể khiến cho website bạn nổi trội trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
24. Đừng bận tâm việc thêm thương hiệu của bạn – Việc thêm tên thương hiệu của bạn ở cuối tiêu đề trang là không cần thiết – Google thường sẽ tự động thêm brand cho bạn. Ngoại trừ:
25. Tối ưu hóa trang chủ cho thương hiệu bạn – Trang chủ là nơi mà tiêu đề của bạn nên được tối ưu hóa cho từ khóa thương hiệu.
26. Tối thiểu stop word – Top Word là những từ được sử dụng phổ biến, được dùng để liên kết như rằng, thì, là, mà, được, trên, trong, hay, chính là, với,… Hơn nữa, với không gian đã vốn chật hẹp (khoảng 55 chữ cái), bạn cũng không nên để những từ như vậy làm giảm sự xuất hiện của từ khóa chính trong tiêu đề.
27. Đừng lặp lại tiêu đề. Đừng lặp lại tiêu đề. Đừng lặp lại tiêu đề – Bạn không thấy quá phiền toái và tẻ nhạt khi suốt ngày lặp lại một mẫu tiêu đề như vậy sao. Hãy cố gắng viết sao cho thật độc đáo và mới lạ nhé.

Thẻ mô tả


28. Bán nội dung của chính mình – Thẻ mô tả của bạn giống như một lời quảng cáo ngắn mà bạn có thể gửi đến người dùng tiềm năng của mình trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm. Hãy viết một thẻ tả mô tả thật hấp dẫn và độc đáo cho từng trang trên trang trên site của bạn.
29. Tránh bị cắt ngắn – Hãy viết thẻ mô tả meta của bạn với độ dài khoảng 155 ký tự (tối đa) để tránh việc bị cắt ngắn đoạn mô tả trên bảng kết quả tìm kiếm.
30. Chèn từ khóa chính trong thẻ mô tả – Mặc dù việc chèn từ khóa trong thẻ mô tả hiện nay không  còn tạo ảnh hưởng trực tiếp đến việc ranking website như trước khi, tuy nhiên, các từ khóa có trong thẻ mô tả được in đậm trong kết quả tìm kiếm có thể giúp cải thiện tỷ lệ người dùng nhấp vào trang.
31. Thay đổi & Trải nghiệm – Bạn có thể thử nghiệm việc thay đổi các mẫu viết thẻ tiêu đề cho các trang khác nhau trên site, để từ đó chọn ra mẫu viết thẻ mô tả có tỷ lệ CTR cao nhất trên nhiều trang để áp dụng cho các trang khác trên site.

4 bước bảo vệ website của mình khỏi thủ thuật SEO “bẩn” của đối thủ

Giả sử vào một ngày đẹp trời nào đó bạn đang kiểm tra backlink trỏ đến website bán hàng của mình như kế hoạch thường làm, và rồi bạn trông thấy số lượng liên kết tăng cao đột biến!? Lúc đầu chính bạn cũng không chắc mình nên vui mừng hay sợ hãi với con số ấn tượng này, nhưng ngay sau đó bạn chợt nhớ ra một khả năng kinh khủng khác: Mình đang bị tấn công!!!
Dường như có một kẻ xấu tính nào đó đã cố tình phá website của bạn bằng các liên kết spam (như hình dưới) với hi vọng rằng Google sẽ phạt nặng bạn, đánh tụt thứ hạng hiện tại của trang web.
Kẻ đó có thể chính là đối thủ cạnh tranh của bạn, nhưng rất khó để xác định chính xác, nhất là trong môi trường kinh doanh online quá khốc liệt này. Đây chính là những thủ thuật SEO “bẩn” của đối thủ mà bạn cần phải phòng tránh và lên kế hoạch giải quyết nếu không muốn thứ hạng mình vất vả cải thiện sẽ tụt nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng Google chỉ phạt bạn khi số lượng backlink spam áp đảo so với số lượng liên kết tốt mà thôi. Vậy nên những trang web xây dựng được số lượng khổng lồ các backlink chất lượng thì những thủ thuật SEO “bẩn” kia chưa chắc thực hiện được, như ví dụ dưới đây chẳng hạn.
Nhưng dĩ nhiên đó chỉ là trường hợp website của bạn đã phát triển lớn mạnh và vững chắc mà thôi, thế còn các website mới thì sao, có giải pháp phòng chống nào khả thi không? Hãy cùng chúng tôi áp dụng thử 4 bước ngay dưới đây.

Bước 1: Tự động cập nhật dữ liệu

Điều đầu tiên mà bạn cần làm là thường xuyên cập nhật những dữ liệu đo lường quan trọng của website bán hàng. Để làm điều đó hãy tích hợp một số công cụ phân tích và theo dõi hữu ích của Google như Google Webmaster Tools, Google Analytics. Tiếp theo, hãy chắc rằng bạn đã kích hoạt tính năng thông báo qua email như hình dưới:
Tại phần lựa chọn chủ đề thông báo hãy chọn tất cả (All issue) để không bỏ sót bất kỳ thông tin nào. Như vậy khi website của bạn có dấu hiệu bị tấn công hay xuất hiện phần mềm độc hại thì bạn sẽ nhận được tin báo ngay lập tức.
Tiếp theo, bạn cần cập nhật email về các backlink mới, điều này sẽ giúp bạn kịp thời ngăn chặn khi kẻ xấu vừa bắt đầu dùng backlink spam đối với bạn. Những email này sẽ được gửi về hàng ngày, cho bạn cái nhìn tổng quát về những liên kế trỏ đến trang web của bạn, chỉ cần một dấu hiệu bất thường bạn sẽ phát hiện ra ngay.
Có một vài công cụ khá hữu ích để theo dõi backlink như OpenLinkProfiler chẳng hạn, mặc dù gói miễn phí bị hạn chế tính năng nhất định nhưng vẫn là giải pháp tuyệt vời cho các trang web nhỏ. Sau khi tạo tài khoản trên OpenLinkProfiler hãy nhấp vào “Link Alerts”, sau đó nhập địa chỉ website và email vào là được.
OpenLinkProfiler sẽ gửi thông báo về mail cho bạn mỗi ngày.
Nếu không bạn có thể dùng Ahref, nó cũng có tính năng này với một cơ sở dữ liệu khá lớn và tin cậy hơn. Tại mục Links nhấp vào New/Lost để xem thống kê.
Hoặc chọn mục “Email Notifications” để nhận thông báo qua mail hàng ngày như OpenLinkProfiler.
Hãy nhớ kiểm tra mail về backlink thường xuyên, chỉ vài phút mỗi ngày để phát hiện vấn đề khác thường sớm nhất có thể.

Bước 2: Giám sát top backlink của mình

Có một loại thủ thuật SEO “bẩn” mà bạn nên biết dù nó ít phổ biến hơn so với kiểu mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Đôi khi đối thủ sẽ tạo một tài khoản email tương tự như của bạn rồi sau đó yêu cầu các trang mà bạn đặt backlink gỡ những liên kết đó đi. Đây quả thực là hành vi thâm hiểm, nhưng đã không ít người gặp phải tình trạng này.
Với hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn backlink thì bạn khó lòng kiểm soát được hết toàn bộ, thay vao đó hãy theo dõi những backlink nằm trong “top” mà thôi. Bạn có thể dễ dàng lọc ra những backlink này bằng bất kỳ công cụ quản lý backlink nào. Ví dụ như với Ahrefs, chỉ cần vào công cụ “site explorer” rồi chọn mục Link ở cột bên tái.
Các URL sẽ được sắp xếp theo thứ hạng tăng dần hoặc giảm dần tùy bạn lựa chọn. Tại đây bạn lọc lấy 20 URL đầu tiên để theo dõi. Cụ thể:
– Đặc biệt để ý xem những liên kết này có xuất hiện trong danh sách liên kết bị mất của những email thông báo đã thiết lập ở bước 1 không.
– Kiểm tra những backlink này ít nhất 1 lần 1 tháng bằng tay.
Và tốt nhất để tránh gặp phải những vụ tấn công kiểu này hãy tạo một tên miền duy nhất cho địa chỉ email của mình. Ví dụ example@dkt.com.vn., sau đó thêm chữ ký vào cuối mỗi email như “Đây là địa chỉ email mà chúng tôi sử dụng trong tất cả các vấn đề liên quan của website…”
Bằng cách này những đơn vị đối tác sẽ phát hiện ra dấu hiệu bất thường khi có địa chỉ email lạ gửi yêu cầu cho họ.

Bước 3 (nếu có): Giám sát và báo cáo những bài đánh giá hoặc đề cập giả mạo

Đây bước được các doanh nghiệp địa phương dùng phổ biến, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng để tăng thêm một tầng bảo vệ cho website bán hàng của mình trước những thủ thuật SEO “bẩn”.
Một số doanh nghiệp liên kết với những trang đánh giá như Yelp:
Các liên kết trỏ về từ những website như Yelp thường rất có giá trị ví chúng luôn được Google xem xét đánh giá. Ví dụ, nếu ai đó tìm kiếm dịch vụ sửa ổng nước ở Florida họ sẽ nhận được một trang như thế này:
Đây là một trang giống như điều kiện căn cứ để kiểm tra thông tin của Google chứ không phải hồ sơ cá nhân của riêng doanh nghiệp. Vì vậy nếu nhưng đạt thứ hạng cao trên những trang liên kết này rất tốt. Tuy nhiên, một số đối thủ lại sử dụng các thủ thuật SEO không lành mạnh để đánh tụt thứ hạng của website bạn, điều này sẽ gián tiếp khiến thứ hạng trên Google của bạn bị giảm, đồng thời số lượng khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng bị ảnh hưởng vì những đánh giá tiêu cực.
Thế nên ngay khi phát hiện các chiến thuật “bẩn” như tạo bài đánh giá, đề cập giả hãy báo cáo lại cho các trang liên kế ngay lập tức. Yelp có một nút như vậy trên website của mình.
Điều khó khăn nhất là không thể tìm ra và tìm được hết các bài đánh giá giả mạo để loại bỏ chúng trước khi thương hiệu của bạn bị ảnh hưởng xấu. Hãy sử dụng một số công cụ giám sát như Google Alerts chẳng hạn, nó sẽ cho bạn các tin tức liên quan tới vấn đề mà bạn đăng ký thông qua mail hàng ngày.
Chỉ cần nhập cụm từ cần tìm kiếm và nhấp “creat alert” là được.

Bước 4: Từ chối liên kết xấu

Có một cách để loại bỏ những liên kết xấu mà đối thủ cố tình “bơm” vào website của bạn, đó là yêu cầu Googe không đi theo những liên kết đó. Cách này khá nguy hiểm, bởi nó có thể ảnh hưởng tới thứ hạng hiện tại của bạn, nên cân nhắc trước khi dùng.
Cụ thể khi sử dụng phương pháp này bạn cần tạo một tệp tin văn bản có chứa tất cả những URL cần bỏ qua, Google sẽ làm theo yêu cầu đó trong lần quét tiếp theo. Tuy nhiên, chỉ cần xác định nhầm URL thì bạn sẽ mất một liên kết tốt đến website của mình.
Gói dịch vụ tiêu chuẩn và nâng cao của Ahreft cũng có chức năng từ chối liên kết này:
Trong các báo cáo liên kết chỉ cần nhấn vào “disavow URL” là được. Các liên kết này sẽ được tập hợp vào một mục riêng:
Để tránh gặp phải hậu quả đáng tiếc, hãy luôn đề phòng và giải quyết những thủ thuật SEO “bẩn” của đối thủ để bảo vệ thứ hạng cho website bán hàng của mình.
Theo quicksprout.com

SEO Quake là gì? Chức năng mỗi thành phần trên SEO Quake?

SEO Quake là gì? Chức năng mỗi thành phần trên SEO Quake?

Bạn đã hiểu gì về công cụ SEO Quake ? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công cụ SEO Quake. Hãy tham khảo bài viết hữu ích dưới đây.
SEO Quake là gì ?

SEO Quake là công cụ phân tích website không thể thiếu với một Seoer. SEO Quake cung cấp những thông tin trọng trong một website từ đó ta có được một cái nhìn tổng quan hơn về website đó để có thể đánh giá website đó. Trong bài viết này Blog Kinh doanh sẽ phân tích chi tiết các thẻ trong Seoquake giúp bạn có thể nắm rõ hơn chức năng của công cụ này.


Chức năng mỗi thành phần trên SEO Quake

1. Thẻ Page Information

Thẻ Info chứa toàn bộ thông tin căn bản của một website. Dựa vào thẻ Info bạn có thể kiểm tra được nội dung sơ bộ của một website bao gồm: Url, thẻ title, thẻ meta kaywords, thẻ meta description, liên kết nội bộ internal link, liên kết bên ngoài external link và thông tin máy chủ server. Tất cả thông tin khả dụng và căn bản của website đều được cập nhật đầy đủ tại thẻ Info.

2. Thẻ Google Pagerank (PR)
Thẻ PR chính là chỉ số Google Pagerank của website để đánh giá độ tin cậy của website hay cũng là thứ hạng của website theo chuẩn của google. Chỉ số Pagerank là một thông số quan trọng của website và một trong những yếu tố giúp xếp hạng từ khóa cho website của bạn. Chỉ số Pagerank càng cao thì thứ hạng của từ khóa trên công cụ tìm kiếm càng cao.

>> Tìm hiểu thêm thông tin về Pagerank tại đây: http://vinamax.com.vn/dao-tao-seo/pagerank-la-gi-cach-giup-tang-pagerank-cho-website-26.html

3. Thẻ Google Index (I)
Thẻ Google index chính là giá trị tất cả các trang đã được google đánh chỉ mục, thông qua chỉ số google index bạn có có thể theo dõi được nội dung của website bạn muốn tìm hiểu có lớn hay không hoặc mức độ cập nhật nội dung có liên tục hay không.

4. Thẻ SEMrush links và SEMrush linkdomain (L, LD)

Thẻ SEMrush links và SEMrush linkdomain được kết nối tới http://www.semrush.com/  giúp bạn có thể kiếm tra được số lượng link và link domain thông qua semrush.com.

link linkdomain

5. Thẻ Alexa Rank (Rank)

Thẻ Alexa rank dùng để đánh giá tầm phổ biến của các website trên thế giới hay một quốc gia nào đó dùng để đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của các website. Chỉ số Alexa Rank của một website càng thấp thì càng tốt.

alexa rank

6. Thẻ Webarchive age (Age)
Thẻ Age cung cấp thông tin về tuổi đời của domain, thể hiện ngày tạo domain. Website có chỉ Age cao đồng nghĩa với việc đã hoạt động trong thời gian lâu dài và có uy tín hơn các website mới khởi tạo.


age 1

7. Thẻ Twitter Tweets (TW)
Thẻ Tw thể hiện số lượng twitter đến website từ người dùng Twitter. Chỉ số thẻ Tw càng cao sẽ càng có lợi cho website của bạn.

8. Thẻ Facebook likes (L)
Thẻ Facebook likes là thông tin về số lượt like trên facebook dành cho website.

9. Thẻ Google PlusOne (+1)
Thẻ +1 thể hiện số lượng được +1 liên kết đến website thông qua Google. Chỉ số +1 cũng giống như chỉ số TW và L, website có chỉ số +1 càng cao có có lợi cho website.

10. Thẻ Whois

Thẻ Whois thể hiện thông tin cơ bản về chủ sở hữu site, thông tin máy chủ DNS, IP.

11. Thẻ Page Source
Thẻ Page Source giúp bạn có thể tìm hiểu về code của website của bạn. Bạn có thể view thông tin code của website thông qua thẻ Page Source và cũng có thể giúp bạn kiểm tra mã nguồn của website.

12. Thẻ SEMrush Rank và thẻ SEMrush SE Traffic Price

Thẻ SEMrush Rank thể hiện thứ hạng của website trên bảng xếp hạng của SEMrush.

Thẻ SEMrush SE Traffic Price: mức quy đổi lần lượt truy cập (traffic) ra USD của website.

sem rush

13. Thẻ Density (Density)

Thẻ Density hiển thị mức độ từ khóa, thể hiện từ khóa hiển thị trong các text thể hiện tại trang. Thẻ Density giúp bạn hiểu được từ khóa của bạn SEO có phù hợp với trang web hay không. Mật độ từ khóa phải ở mức độ hợp lí.

destiny

14. Thẻ Diagnosis

Thẻ Diagnosis chuẩn đoán mức độ onpage của cùng webpage. Chức năng này sẽ hỗ trợ bạn trong việc phân tích website.

-   Phân tích các chỉ số của trang như Url, thẻ Meta Title, Meta Description, Headings.

-   Phân tích các thuộc tính khác của website ảnh hướng đến xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.

-   Hiển thị thông tin về server mà bạn đang sử dụng.

diagnosis

100+ Tips Tối ưu SEO 2016 cần làm (Phần 2)

Nghiên cứu từ khoá


12. Chọn từ khóa – Nghiên cứu từ khóa vẫn tiếp tục là một Phần quan trọng hàng đầu trong SEO. Sử dụng Google Keyword Planner, hoặc các công cụ khác như: Long Tail Pro để đánh giá khối lượng tìm kiếm và chọn từ khóa mà bạn nên SEO.
13. Chọn một từ khóa chính cho mỗi trang – Mỗi trang trên trang web của bạn nên nhắm mục tiêu vào một từ khóa duy nhất. Tránh việc nhắm mục tiêu các từ khóa tương tự trên nhiều trang.
14. Nắm bắt tâm lý người dùng mục tiêu – Mặc dù các từ khóa chung chung, phổ biến có thể đem lại một lượng lớn traffic, tuy nhiên, việc xem xét kỹ các truy vấn của người dùng, cho dù họ là ai, cho dù họ tìm kiếm từ khóa gì cũng có thể đem lại nhiều sự quan tâm lớn của người dùng đến với sản phẩm / dịch vụ của bạn.
15. Nghiên cứu đối thủ – bạn chỉ cần sử dụng Google tìm kiếm về từ khóa chính là có thể có trong tay một list các đối thủ bạn cần phải vượt. Và các đối thủ này sẽ đóng góp vào bộ từ khóa của bạn một lượng lớn các từ khóa quan trọng.
Screenshot vietmoz
16. Phân tích độ khó SEO của từ khóa – Hãy xem xét khả năng SEO của từ khóa và làm thế nào để kết quả tìm kiếm tự nhiên của bạn có thể nổi lên trên top, vượt qua các kết quả trả phí và gợi ý từ Google. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét đến sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh cùng SEO mà mình sắp gặp phải.
17. Cạnh tranh các từ khóa hot của đối thủ – Bạn có thể sử dụng Alexa hoặc Ahrefs để phan tích xem từ khóa nào đang đem lại visit cho đối thủ SEO của mình. Từ đó, cạnh tranh visit trên chính những từ khóa đó bằng các nội dung hữu ích hơn.
18. Thường xuyên theo dõi thừ hạng các từ khóa – bởi bạn có thể thị tụt top bất cứ lúc nào, không chỉ vì Google cập nhật thuật toán, mà còn cả các đối thủ SEO của bạn đang ngày một mạnh hơn.
19. Quản lý tỷ lệ nhấp chuột – CTR – sẽ là một dấu hỏi lớn khi tại sao bạn top cao hơn đối thủ nhưng lại có tỷ lệ nhấp chuột thấp. Phải chăng tiêu đề hoặc mô tả bạn kém chất lượng. kém thu hút người đọc. Hay kết quả của bạn bị chìm xuống bởi các kết quả khác nổi bật hơn? Giải quyết được câu hỏi này tức là bạn đã tìm ra cách gia tăng traffic cũng như ranking của website.

100+ Tips Tối ưu SEO 2016 cần làm (Phần 1)

Bạn đang làm SEO?

Bạn chưa biết mình nên SEO như thế nào trong năm 2016 này?
Hoặc muốn cập nhật mới lại các thủ thuật SEO đã lỗi thời của mình và thay đổi tư duy SEO?
Vậy thì bài viết “Thủ thuật SEO Onpage & Offpage 2016: +100 SEO tip” này sẽ là một kiến thức nền tảng tốt nhất cho các bạn để làm SEO trong năm 2016. Các thủ thuật này đều đã được điều chỉnh theo guideline của Google dành cho các Webmaster 2015 và những cập nhật mới nhất của Google tính đến cuối năm 2015 này.
Hi vọng rằng, tài liệu này sẽ là hành trang tốt cho các bạn SEOer bước tiếp trên chặng đường SEO năm 2016 sắp tới này.
Vì bài dịch khá dài nên tôi có tạo một danh mục bài viết dưới dạng link jump, để giúp các bạn có thể ngay lập tức đi đến phần mà mình đang quan tâm.
Và sau đây, xin mời bạn đọc đến với phần đầu tiên trong tài liệu về thủ thuật SEO 2016 của Ahrefs:Cấu trúc và bố cục website.
  • Phần 1: Cấu trúc và bố cục website
  • Phần 2: Nghiên cứu từ khoá
  • Phần 3: Thẻ tiêu đề
  • Phần 4: Thẻ mô tả
  • Phần 5: Thẻ heading
  • Phần 6: Nội dung
  • Phần 7: Loại bỏ các nội dung xấu
  • Phần 8: Tối ưu trải nghiệm người dùng
  • Phần 9: Google Webmaster Tools
  • Phần 10: Google Analytics
  • Phần 11: Tốc độ tải trang
  • Phần 12: Tối ưu hình ảnh
  • Phần 13: Link Building
  • Phần 14: Social Media
  • Phần 15: Google Penalty và cách khắc phục
  • Phần 16: Quảng bá nội dung
  • Phần 17: Các công việc duy trì SEO
  • Phần 18: Mẹo & Lời khuyên cho SEOer

Phần 1: Cấu trúc và bố cục website


1. Bố cục rõ ràng và tập trung – Website cần có một bố cục rõ ràng, dễ nhìn để người dùng không quá khó khăn để tìm hiểu nội dung trên trang. Các nội dung chính cần được đặt trong màn hình đầu tiên của trang, để người dùng có thể nhìn thấy mà không cần phải di chuyển xuống.
2. Tránh dùng quá nhiều quảng cáo trên Phần đầu site – Mặc dù quảng cáo hiển thị là một kênh đem lại doanh thu cần thiết cho nhiều trang web, tuy nhiên, quá nhiều quảng cáo trên Phần đầu trang có thể gây tác động tiêu cực đến người dùng và việc ranking website. Vì vậy, bạn cần đảm bảo tất cả các quảng cáo hiển thị được tách biệt rõ ràng với nội dung trang.


3. Tạo một hệ thống phân cấp nội dung – Một hệ thống phân cấp nội dung – sơ đồ trang web rõ ràng, rành mạch có thể giữ cho nội dung trên site có tổ chức và khiến pagerank của trang chảy hiệu quả hơn. ĐỒng thời giúp quản trị viên xác định được và tập trung PR cho các trang quan trọng.

4. Tối ưu các thanh điều hướng trên trang: Các công cụ điều hướng sẽ giúp người dùng cũng như công cụ tìm kiếm dễ dàng nắm bắt được vị trí của vị trí của mình trên trang.
5. Nofollow các paid link & exchanged link – Tất cả các liên kết trả tiền và liên kết trao đổi có trên trang đều cần có thẻ rel = “nofollow” thêm.
6. Sử dụng các Url thân thiện với SEO – các đường dẫn này nên được tạo một cách dễ đọc – cả bởi Googlebot lẫn người dùng web và được tạo theo một form mẫu logic. Các Url ngắn gọn có chứa từ khóa mục tiêu (phân cách bằng dấu gạch nối) vẫn luôn được coi là loại Url tốt nhất cho SEO.
7. Đảm bảo bạn có thông tin liên lạc rõ ràng – Thông tin liên hệ chi tiết (nên có cả các địa chỉ thật chứ không chỉ riêng email hay các địa chỉ online khác) phải được đặt tại một vị trí dễ thấy trên trang.
8. Trang giới thiệu và chính sách bảo mật – Đây là những trang quan trọng có thể giúp bạn gia tăng sự tin tưởng từ cả người dùng và công cụ tìm kiếm.
9. Giảm nhồi nhét text – Hãy giảm các nội dung trùng lặp trong bố cục trang (ví dụ như sidebars) đến mức tối thiểu.
10. Thêm địa chỉ của bạn ngay trên trang nếu bạn đang SEO Local – Không chỉ các địa chỉ thật, bạn cũng nên cung cấp cho Googlebot cũng như người dùng một thông tin chi tiết nhất về địa chỉ mà bạn đang kinh doanh, nếu bạn đang nhắm mục tiêu SEO địa phương
11. Sử dụng www. hoặc không www – dù bạn chọn bất kỳ loại hình nào, hãy kiểm tra lại chắc chắn rằng trang web của bạn hiện đang hoạt động tốt (có thể truy cập và lập chỉ mục) khi có www hay không www. Bạn cũng nên cài đặt tên miền ưa thích (có www hoặc không) trong các công cụ quản trị trang web – Google Webmaster Tools.

3 bước tối ưu SEO website Bizweb không thể bỏ qua

Chắc hẳn những chủ shop quan tâm đến Bizweb đều biết rằng một trong những ưu điểm của website Bizweb đó chính là tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm – SEO. Tuy nhiên, một sự thực hiển nhiên, trong số đó có nhiều người vẫn còn thắc mắc tối ưu hóa SEO là gì và website Bizweb được tối ưu cụ thể ở chỗ nào…
Website được thiết kế bởi Bizweb được tối ưu bộ máy tìm kiếm – SEO có nghĩa là những cài đặt sẵn có từ website đều đã được tối ưu thân thiện với công cụ tìm kiếm, giúp bạn có nền tảng dễ dàng lên top Google và tạo nên một phần sức cạnh tranh trên thị trường online.

Bizweb cung cấp cho các chủ shop một website tối ưu về kiến trúc và liên kết cho các bộ máy tìm kiếm ngay từ khi phát triển. Bạn sở hữu một website, bạn sẽ có toàn quyền can thiệp sâu trong code mà vẫn đảm bảo hệ thống được đảm bảo và cập nhật thường xuyên theo tiến độ. Các liên kết trên Bizweb rất thân thiện với các bộ máy tìm kiếm (nhất là Google). Ngoài ra, tính năng tối ưu nội dung của Bizweb giúp bạn tối ưu dữ liệu một cách dễ dàng và chủ động.

Cấu hình thân thiện với SEO

 toi-uu-website-bizweb-2

Cấu hình website được thiết kế bởi Bizweb luôn được tối ưu thân thiện với công cụ tìm kiếm cũng như với người dùng. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi chúng mà không nhất thiết phải đối mặt với các dòng code dài dòng khó hiểu. Trong quá trình thêm thắt nội dung, chỉ cần bạn đảm bảo các yếu tố SEO onpage là đã có một nền tảng SEO “chuẩn không cần chỉnh”. Một lưu ý cho các chủ shop đó là trong thế giới của SEO, nội dung luôn được coi trọng hàng đầu “Nội dung là vua”. Vì vậy, các chủ shop nên quan tâm chú trọng tới việc làm nội dung sao cho hữu ích và thân thiện. Tìm hiểu thêm chi tiết tại đây.

Chỉnh sửa tên hiển thị và mô tả của shop để tăng cường SEO

toi-uu-website-bizweb-4

SEO là khoa học, và cũng có thể gọi là nghệ thuật của việc thuyết phục Google hiển thị trang web hoặc cửa hàng trực tuyến của bạn ở vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm. Nếu bạn có thể làm chủ SEO, shop của bạn sẽ dễ dàng thu hút được nhiều lượng truy cập như mong muốn, đồng thời tăng doanh số bán hàng một cách chủ động với tài sản chính chủ là website bán hàng của mình. Tuyệt vời hơn cả là bạn chẳng phải tốn một đồng nào cho SEO và nó được tự động tích hợp vào Bizweb.

Tối ưu SEO sản phẩm

toi-uu-website-bizweb-5
Hiện nay, thói quen mua sắm của khách hàng cũng đã thay đổi nhiều. Thay vì việc đi trực tiếp đến các cửa hàng để tìm hiểu và mua hàng, nhiều người lại tìm kiếm sản phẩm bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google hoặc Bing, Yahoo. Để đáp ứng khả năng tối ưu SEO sản phẩm, Bizweb không giới hạn sự thâm nhập của bạn mà bạn có thể thay đổi cách hiển thị sản phẩm của bạn bằng cách chỉnh sửa SEO website trong phần Tối ưu SEO của trang chi tiết sản phẩm.
Kinh doanh ngay hôm nay cùng Bizweb!

Khái niệm SEO, SEM, PPC là gì ? Tại sao SEO quan trọng?

SEO là gì? SEM là gì? PPC là gì? Tại sao SEO lại quan trọng? Đây các những câu hỏi của khá nhiều bạn khi mới học SEO quan tâm và thắc mắc. Hôm nay blogloi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu tất cả các khái niệm trên giúp bạn định hình kiến thức tổng quan trước khi đi vào học SEO.

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là quá trình tối ưu hóa để website của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm như google, yahoo, bing… Mục tiêu của SEO là đưa website lên trang 1 google với các từ khóa mong muốn nhằm tăng lượng truy cập cũng như bán được hàng với website của mình.

Ngoài ra, SEO không chỉ đơn giản là đưa website lên trang 1 của kết quả tìm kiếm mà còn mục đích thu hút nhiều khách hàng tiềm năng vào website của bạn sau này. Nhiều khách hàng chỉ ghé chơi thôi, nhưng rất có thể sau này họ sẽ quay lại mua hàng của bạn.

SEO là cả một quá trình nghiên cứu, kiên trì và chăm chỉ. Một số từ khóa có thể chỉ mất vài tuần, thậm chí vài ngày là đã tên top. Nhưng cũng có từ khóa phải mất vài tháng thậm chí cả năm mới có thể lên được. Vì vậy kiên trì và chăm chỉ là điều quan trọng nhất trong SEO.
SEM là gì?

SEM (Search Engine Marketing – Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm) là quá trình đưa website của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm bằng SEO (miễn phí) hoặc PPC (trả tiền).

PPC là gì?

PPC (Pay Per Click) : là hình thức xuất hiện trên trang tìm kiếm bằng cách trả tiền. Chi phí cho mỗi khi ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click). Tất nhiên khi sử dụng dịch vụ PPC thì bạn cần quan tâm tới việc tối ưu hóa quảng cáo nhằm có thứ hạng cao hơn và chi phí (CPC) thấp hơn.
Tại sao SEO lại quan trọng?

Khi bạn thực hiện một hành động tìm kiếm một thứ gì đó thì sẽ có cả quảng cáo và kết quả SEO hiện ra. Khách hàng có thể không tin vào quảng cáo, nhưng lại rất tin vào những gì google đưa ra. Chính vì vậy SEO đã trở thành công cụ và là việc làm không thể thiếu hiện nay đối với mỗi webiste từ kinh doanh cá nhân nhỏ lẻ cho đến công ty, doanh nghiệp lớn. Bởi những lý do sau :

 1.Xuất hiện đúng lúc khách hàng đang có nhu cầu mua hàng.
 2.Có được khách hàng đều đặn vào website mỗi ngày
 3.Hiệu quả lâu dài ngay cả khi chiến dịch SEO đã kết thúc.
 4.Thương hiệu và uy tín của website sẽ tăng lên.
 5.Đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh hơn.


Lời kết : Trên là một số khái niệm mà bạn cần biết trước khi bắt đầu đi vào học SEO, đến đây là bạn đã hoàn toàn hiểu được tại sao phải làm seo cũng như các khái niệm SEM là gì? PPC là gì? rồi phải không?

Chúc bạn thành công!

Google Tìm kiếm hoạt động như thế nào

        Khi bạn ngồi bên máy tính và thực hiện tìm kiếm với Google, gần như ngay lập tức một danh sách kết quả trên toàn trang web sẽ hiển thị trước mắt bạn. Google tìm các trang web khớp với truy vấn của bạn và xác định thứ tự kết quả tìm kiếm như thế nào?

       Nói một cách đơn giản nhất, bạn có thể nghĩ tìm kiếm trên web giống như tìm kiếm trong một cuốn sách rất lớn có chỉ mục ấn tượng cho bạn biết vị trí chính xác của mọi thứ. Khi bạn thực hiện tìm kiếm trên Google, chương trình của chúng tôi kiểm tra chỉ mục nhằm xác định kết quả tìm kiếm phù hợp nhất để trả lại ("phân phối") cho bạn.

        Ba quá trình then chốt trong việc phân phối kết quả tìm kiếm tới bạn là:

* Thu thập dữ liệu: Google có biết về trang web của bạn không? Chúng tôi có thể tìm thấy trang web không?
* Lập chỉ mục: Google có thể lập chỉ mục trang web của bạn không?
* Phục vụ: Trang web có nội dung hay và hữu ích, phù hợp với tìm kiếm của người dùng không?

1.Thu thập thông tin

         Thu thập dữ liệu là quá trình Googlebot phát hiện ra những trang mới và những trang được cập nhật để thêm vào chỉ mục của Google.

      Chúng tôi sử dụng một tập hợp lớn máy tính để tìm nạp (hay "thu thập dữ liệu") hàng tỷ trang trên web. Chương trình thực hiện việc tìm nạp được gọi là Googlebot (còn được gọi là robot, bot hay trình thu thập dữ liệu). Googlebot sử dụng một quá trình thuật toán: các chương trình máy tính xác định sẽ thu thập dữ liệu trang web nào, với tần suất nào và sẽ tìm nạp bao nhiêu trang từ mỗi trang web.

     Quá trình thu thập dữ liệu của Google bắt đầu với danh sách các URL của trang web đã được tạo từ các quá trình thu thập dữ liệu trước đó và được tăng thêm với dữ liệu Sơ đồ trang web do các quản trị web cung cấp. Khi Googlebot truy cập mỗi trang web trong số này, nó phát hiện các liên kết trên từng trang và thêm chúng vào danh sách các trang cần thu thập dữ liệu. Các trang web mới, có thay đổi so với các trang web hiện tại và các liên kết gãy được ghi chú và sử dụng để cập nhật chỉ mục của Google.

     Google không chấp nhận thanh toán để thu thập dữ liệu một trang web thường xuyên hơn và giữ lĩnh vực tìm kiếm trong hoạt động kinh doanh của chúng tôi tách biệt với dịch vụ AdWords tạo doanh thu của chúng tôi.

2. Lập chỉ mục

    Googlebot xử lý từng trang trong số những trang mà nó thu thập dữ liệu để biên dịch thành một chỉ mục khổng lồ có chứa tất cả các từ nó nhận biết được và vị trí của các từ trên mỗi trang. Ngoài ra, chúng tôi sẽ xử lý thông tin có trong các thẻ và thuộc tính nội dung chính, như các thẻ Tiêu đề và các thuộc tính ALT. Googlebot có thể xử lý nhiều, nhưng không phải tất cả, loại nội dung. Ví dụ: chúng tôi không thể xử lý nội dung của một số tệp đa phương tiện hoặc các trang động.

3. Kết quả phân phối

      Khi người dùng nhập một truy vấn, công cụ tìm kiếm của chúng tôi sẽ tìm kiếm chỉ mục khớp với các trang và trả lại kết quả mà chúng tôi cho là phù hợp nhất đối với người dùng. Mức độ phù hợp được xác định bởi hơn 200 yếu tố, một trong số đó là PageRank cho một trang định sẵn. PageRank là thước đo tầm quan trọng của một trang dựa trên các liên kết đến từ các trang khác. Theo cách hiểu đơn giản, mỗi liên kết từ một trang web khác liên kết tới một trang trên trang web của bạn sẽ thêm PageRank cho trang web của bạn. Không phải tất cả các liên kết đều ngang nhau: Google nỗ lực để cải thiện kinh nghiệm người dùng bằng cách xác định các liên kết spam và các ứng dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả tìm kiếm. Những loại liên kết tốt nhất là những liên kết được định sẵn dựa trên chất lượng nội dung của bạn.

     Để trang web của bạn xếp hạng cao trong các trang kết quả tìm kiếm thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng Google có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web của bạn một cách chính xác. Nguyên tắc quản trị Trang web của chúng tôi đưa ra một số phương pháp có thể giúp bạn tránh được những sai lầm thông thường và cải thiện xếp hạng trang web của bạn.

     Các tính năng Ý của bạn là và Google Tự động hoàn tất của Google được thiết kế để giúp người dùng tiết kiệm thời gian bằng cách hiển thị các từ khóa liên quan, lỗi chính tả phổ biến và truy vấn phổ biến. Giống như kết quả tìm kiếm trên google.com.vn của chúng tôi, từ khóa được sử dụng bởi các tính năng này sẽ tự động được tạo bởi trình thu thập dữ liệu web và thuật toán tìm kiếm của chúng tôi. Chúng tôi hiển thị những dự đoán này chỉ khi chúng tôi nghĩ rằng chúng có thể giúp người dùng tiết kiệm thời gian. Nếu một trang web có xếp hạng tốt đối với một từ khóa, đó là vì chúng tôi đã xác định dựa trên thuật toán rằng nội dung trang đó phù hợp hơn với truy vấn của người dùng.

Quy trình SEO một website

Quy trình SEO website là tất cả các bước để đưa 1 website lên top. Trong bài viết này các bạn sẽ được tìm hiểu về quy trình SEO website chuyên nghiệp trong 7 bước:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và lựa chọn từ khóa

+ Xác lập mục tiêu kinh doanh: SEO chỉ là công cụ của internet Marketing nhằm đạt mục tiêu kinh doanh
+Tìm hiểu thị trường: đang có những xu hướng gì, những cơ hội nào cho bạn
+ Nghiên cứu đối thủ:Đang làm gì, SEO từ khóa nào, chiến lược SEO, chiến lược nội dung, đặt liên kết ở đâu
+Nghiên cứu từ khóa: Khách hàng tìm kiếm j trên google, xu hướng tìm kiếm, số lượng tìm kiếm, bạn chọn từ khóa nào?
Phân tích, lựa chọn từ khóa là bước đầu tiên và quan trọng trong SEO. Một chiến dịch SEO sẽ hoàn toàn thất bại và không mang lại hiệu quả nếu như lựa chọn sai từ khóa. Các từ khóa dài, sát nghĩa với sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh với mức độ cạnh tranh thấp và tỷ lệ chuyển đổi cao đang là ưu tiên số 1 hiện nay. Bạn có thể sử dụng 2 công cụ Google keywords planner và Google Trends để phân tích và lựa chọn cho mình bộ từ khóa mang lại hiệu quả cao nhất.

Bước 2.: Kiểm tra, phân tích trang web.

Kiểm tra website giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về trang web, từ đó định hướng được các công việc cần thực hiện và lên được kế hoạch Seo cho trang web.
Các yếu tố cần kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra về mức độ tối ưu hóa onpage (Sử dụng công cụ Seoquake).
- Kiểm tra nội dung trang web, cấu trúc liên kết nội bộ.
- Kiểm tra về hệ thống backlink (Sử dụng 2 công cụ open site explorer và ahrefs)
- Kiểm tra về tốc độ tải trang.
- Kiểm tra thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm (Sử dụng công cụ small seo tools)
- Kiểm tra về code, mã nguồn của trang.
- Kiểm tra các chỉ số về index, PR, DA, PA, tuổi đời tên miền…

Bước 3: Tối ưu onpage cho trang web.

Tối ưu hóa onpage là công việc giúp cho website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Các công việc bao gồm:
- Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề, mô tả.
- Tối ưu các thẻ Heading.
- Tối ưu hóa hình ảnh.
- Tối ưu hóa đường dẫn.
- Tối ưu tốc độ tải trang.
- Tạo sitemap cho website.
- Cấu hình Google author ship.
- Tạo file robots.txt.
- Cấu hình Geo meta tags, đưa doanh nghiệp lên bản đồ google để phục vụ 1 chiến dịch Seo Local.

Bước 4: Khai báo website.

Khai báo website bao gồm các công việc sau:
- Khai báo website lên Google.
- Khai báo website lên Bing.
- Cài đặt Google Analytics.
- Ping website.

Bước 5 : Xây dựng nội dung cho website.

Nội dung là yếu tố quan trọng và chiếm số điểm quan trọng nhất trong việc xếp hạng trang web của Google. Công việc xây dựng nội dung bao gồm: Viết nội dung mới chất lượng; chỉnh sửa xóa bỏ các bài viết kém chất lượng trong trang web; tối ưu liên kết nội bộ, hình ảnh cho các bài viết…

Bước 6: Xây dựng backlink

Bước số 6 trong quy trình Seo đó là xây dựng backlink. Backlink là yếu tố quan trọng số 2 sau nội dung. Backlink chính là những phiếu bầu giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được sự hữu ích và xếp hàng cho trang web của bạn.

Bước 7: Kiểm tra, theo dõi, đánh giá và duy trì công việc.

Lên kế hoạch theo dõi trang web sẽ giúp bạn nắm được tiến độ của dự án SEO, các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện từ đó đưa ra phương án và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Các yếu tố cần theo dõi gồm:
- Theo dõi về tiến độ phát triển từ khóa.
- Theo dõi số lượng truy cập vào website.
- Theo dõi về biểu đồ tăng trưởng backlink.
- Theo dõi các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện.
(*) Lưu ý: Duy trì các công việc thường xuyên và đều đặn.

Top