ads

SEO

SEO

Facebook Marketing

Kinh Doanh Online

SEO

Vì lại lại Unlike? Vì sao lại Like lại?

Hành vi công chúng trên facebook rất khó hiểu, có những Content mình miệt mài làm thì xịt, mà Content nhảm đôi khi lại hút. Thi thoảng cũng chẳng biết đường nào mà lần.
Nếu bạn cũng đg băn khoăn thì thử đọc bài này nhé, mình tổng hợp và phân tích dựa trên số liệu của Emarketer.com.
Dựa vào đây các bạn làm Content có thể nhìn thấy được loại nội dung nào thu hút độc giả nhất, thông tin nào nhận được nhiều sự chú ý nhất, mức độ thường xuyên của các hoạt động, và đặc biệt là lý do vì sao Fanpage bị Unlike 


Các Fanpage cộng đồng với Content giải trí lúc nào cũng “hút khách” nhất. Với một nước mà “Vợ người ta” là từ khóa được tìm nhiều nhất trên Google thì ko có gì ngạc nhiên khi Content nhảm là thứ đưa về nhiều reach nhất.
Với các Fanpage Doanh nghiệp, các trang được Like nhiều nhất gồm:
– Thức ăn (41%)
– Nhà hàng (40%)
– Thời trang & Mỹ phẩm (35%)
Nếu Fanpage của bạn không nằm trong nhóm trên, thì cứ thêm các Content giải trí, đồ ăn… là sẽ tăng reach ngay. Nhưng lưu ý đừng biến Fanpage của thương hiệu thành Fanpage cộng đồng nha.
Kiếm Content nhảm, Content giải trí ở đâu? 9GAG. Và khi click like 9GAG, facebook sẽ tự động suggest những page tương tự. Follow ngay thôi.

Động lực like Fanpage một thương hiệu bao gồm:
– Nhận thông tin khuyến mãi (40%)
– Ủng hộ thương hiệu (39%)
– Nhận ưu đãi miễn phí (36%) – ưu đãi miễn phí tức là mẫu thử đối với sản phẩm và coupon đối với dịch vụ, khác với các hình thức khuyến mãi là giảm giá, tặng quà… nha các bạn 
Tiếp theo là nhận thông tin về công ty nhận thông tin về sản phẩm nhận thông tin bán hàng sau đó mới đến giải trí và các Content đặc biệt khác.
Để phát triển Fanpage, hãy chăm chỉ update, ém hàng, gởi mở các thông tin khuyến mãi, ưu đãi, hàng mới về, và cả thông tin về Doanh nghiệp. Tổ chức Minigame, Giveaway cũng là gợi ý hay. Thỉnh thoảng điểm xuyết vài Content giải trí và Content đặc biệt kiểu infographic là ok.

Nhìn vào đây thì ầu hết mọi người chỉ “THỈNH THOẢNG” tương tác với Fanpage, trong đó Like là phổ biến nhất, vì nó chỉ cần 1 cú click chuột. Các hoạt động càng nhiều thao tác như comment, viết lên timeline, giới thiệu đến bạn bè… càng ít phổ biến 
Nên là các bạn làm Minigame, Giveaway yêu cầu like, share, tag đơn giản thôi, tránh đòi hỏi phải viết cảm nhận suy nghĩ các kiểu nha.

Vì sao lại unlike 
Mình hay unlike Fanpage đơn giản vì… ngứa mắt, khi mà nó update quá nhiều, quá liên tục, và toàn những thông tin mình không quan tâm. Và có vẻ như mọi người cũng thế:
– Post quá nhiều: 44%
– Toàn là thông tin Marketing (đối với công chúng là spam đó): 43%
– Nội dung lặp lại hoặc nhàm chán: 38%
Thế nên, đừng update nhiều, update liên tục, update nhảm, update toàn spam, hãy cố gắng update những điều mà bạn cảm thấy CÓ ÍCH CHO NGƯỜI XEM.
Đơn giản vì công chúng không đọc quảng cáo, họ chỉ đọc những thứ gì có ích cho họ, mà đó đôi khi là quảng cáo 

CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÙNG FACEBOOK TRONG MARKETING

Chúng ta đang tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho việc tìm kiếm khách hàng. SEO, Adw, Facebook Ads.. để làm sao tiếp cận đến đối tượng tiềm năng càng nhiều càng tốt. Việc tối ưu hóa chuyển đổi để tăng tỷ lệ mua hàng, từ đó giảm thiểu chi phí là điều mà chúng ta phải làm. Hiểu được các cấp độ nhận thức của nhóm đối tượng, chúng ta dễ dàng sử dụng các thông điệp phù hợp để thuyết phục họ mua hàng.
Dưới đây là các cấp độ nhận thức của công chúng mục tiêu tôi chiêm nghiệm được trong quá trình bán hàng, làm dịch vụ và đi dạy.

Cấp độ 1: KHÔNG GÌ CẢ
Đây là cấp độ không nhận thức được được vấn đề, họ không gặp vấn đề dẫn đến họ không cần biết trên đời này tồn tại một sản phẩm như thế. Với những đối tượng này, giai đoạn đầu chúng ta không thể sử dụng các kênh marketing online thông thường như SEO hay Adw vì họ không có vấn đề gì dẫn đến họ sẽ không phát sinh nhu cầu và đương nhiên sẽ không tìm kiếm các từ khóa liên quan đến vấn đề đó.
Ở cấp độ này khi sử dụng kênh Facebook chạy quảng cáo bắt buộc phải chạy trên một đối tượng rộng.
Ví dụ: Những sản phẩm gia dụng thông minh mà chúng ta vẫn thấy quảng cáo trên Facebook là những sản phẩm thuộc vào nhóm đối tượng này. Chúng ta rõ ràng không gặp vấn đề để cần đến giải pháp của sản phẩm. Tuy nhiên khi thấy các quảng cáo về sản phẩm này, chúng ta mới nhận ra rằng mình cần nó vì nó khá tiện ích. Cho dù trước đó không nghĩ rằng có loại sản phẩm này trên đời.
Chi phí quảng cáo để có được một khách hàng trong nhóm đối tượng này thường rất cao. Đó là lý do nhiều trường hợp chạy quảng cáo trong những  ngày đầu không ra đơn hàng.
Nhóm người ở đối tượng này lướt Facebook chỉ để ngó ngàng bạn bè và đọc tin tức xàm xí.
Cấp độ 2: NHẬN THỨC ĐƯỢC VẤN ĐỀ – CHƯA TÌM RA SẢN PHẨM
Đây là cấp độ khả thi nhất để có thể bán được hàng cho nhóm này, chỉ cần đưa ra cho họ một giải pháp để giải quyết vấn đề của họ.  Đối tượng này có nhu cầu tìm kiếm giải pháp khá cao vì khi gặp vấn đề họ luôn có xu hướng tìm kiếm giải pháp để xử lý. Các công việc SEO và Adw đánh vào đối tượng này là rất cần thiết. Các từ khóa tìm kiếm của đối tượng này thường là từ khóa của giải pháp chứ không phải sản phẩm tạo ra giải pháp đó.
Nhóm người này có xu hướng tìm kiếm giải pháp ở Google nhiều hơn là trên Facebook.
Ở Facebook, hãy chia sẻ những thông tin về các giải pháp có thể xử lý được những vấn đề này của họ. Họ sẽ ở lại với mình
Cấp độ 3: TÌM GIẢI PHÁP
Nhóm đối tượng ở cấp độ này sẽ nhận thức được vấn đề tốt hơn, họ tìm kiếm các giải pháp một cách thực tế nhất. Ví dụ: Cách chống xuất tinh sớm, cách trị hôi nách, cách triệt lông mu bằng hoa quả dầm…
Việc cần làm là hãy chia sẻ cho họ những giải pháp có thể giúp họ xử lý được vấn đề. Chúng ta sẽ luôn đưa ra nhiều hơn 2 giải pháp để họ có thể lựa chọn, và tốt nhất là nên đưa giải pháp của sản phẩm mình vào trong các giải pháp đó. Chúng ta sẽ có thêm một số khách hàng từ nhóm này.
Ví du: Cách triệt lông mu: Cầm nhíp nhổ lông , cạo lông và mua thuốc trị lông ABC.
Cấp độ 4: TÌM ĐƯỢC SẢN PHẨM – NHƯNG CHƯA TIN
Nhóm đối tượng thuộc cấp độ này đa phần đã nhận thức được vấn đề họ gặp phải, họ đang đi tìm giải pháp và gặp sản phẩm của bạn. Tuy nhiên họ chưa thực sự tin tưởng để bỏ tiền ra mua. Nhóm đối tượng này thường rất đa nghi, họ cố gắng tìm kiếm ở sản phẩm của bạn các câu hỏi “Giá này có đắt không ? Dùng sản phẩm này có làm sao không ? …
Việc cần làm là hãy nói cho khách hàng biết lợi ích sản phẩm của bạn là gì ? Những cam kết, giấy chứng nhận hay bất cứ thứ gì có thể giúp bạn phông bạt trước khách hàng. Làm cho họ tin sản phẩm của bạn. Hãy cố gắng đưa ra điểm nổi trội nhất ở sản phẩm, chứ không phải kể một loạt công dụng như trên bao bì.
Cấp độ 5: TIN TƯỞNG GIẢI PHÁP NHƯNG CHƯA MUA
Ở cấp độ này là đối tượng đã được educate ở các cấp độ trước. Họ tin tưởng giải pháp mà sản phẩm của bạn đưa ra, tuy nhiên để đi đến hành động cuối cùng là MUA HÀNG  thì chưa. Nhóm người ở cấp độ này ngoài việc muốn mua sản phẩm để xử lý vấn đề của họ thì họ còn cần nhiều hơn thế nữa ở giải pháp.
Ví dụ: Họ biết sản phẩm ABC triệt lông mu không đau rát, nhưng để đi đến hành động mua thuốc  này thì vẫn chưa hoàn toàn. Bạn hãy nói cho họ cái “hay” của sản phẩm này. Kiểu như “việc triệt lông mu sẽ khiến cho việc quan hệ dễ dàng hơn, bạn trai của bạn sẽ không bị hóc lông khi cào máng.”
Đại khái hãy vẽ cho họ một bức tranh ngôn tình đằng sau sản phẩm ngoài những công năng của sản phẩm.
Cấp độ 6: ACTION
Đây là cấp độ cuối cùng, là cấp độ gặp vấn đề và bạn đã đưa ra cho họ những giải pháp, bạn thuyết phục họ bằng những công dụng, cam kết của sản phẩm. Và quan trọng hơn cả là đối tượng này mong muốn mua sản phẩm càng nhanh càng tốt. Việc của bạn là ngồi check comment, inbox để chốt đơn.
CẤP ĐỘ TÓM TẮT
Ở trên tôi đã trình bày 5 cấp độ chính của công chúng mục tiêu trong marketing, tuy nhiên kinh nghiệm của tôi làm Facebook Ads 4 năm nay thì tôi thấy rằng chúng ta sẽ chủ yếu nhắm đến 3 cấp độ cơ bản.
  • THÍCH
Việc của nhà quảng cáo là hãy cố gắng phân tích sản phẩm, target đến đối tượng thích sản phẩm của bạn. Vì nếu không thích chắc chắn sẽ không mua
  • NHU CẦU
Thích là một chuyện, cần sản phẩm đó hay không lại là chuyện khác. Như ví dụ tôi có nói ở trên, nhiều bạn thích triệt lông mu, tuy nhiên vì không triệt cũng quan hệ đều đặn và an toàn nên họ không có nhu cầu triệt lông mu.
  • SỞ HỮU
Thích – có nhu cầu  nhưng không có khả năng tài chính chi trả cho việc mua sản phẩm thì cũng vô ích.
Ví dụ: Tôi thích mua cái xe ô tô, tôi có nhu cầu vì đi làm xa và nắng quá, nhưng tiền thì không có. Vậy nên bán ô tô mà nhắm đến đối tượng giống tôi là hỏng.
Ở 2 phần trên tôi có nói đến 5 cấp độ nhận thức cơ bản và 3 cấp độ nhận thức chính. Việc của chúng ta là đưa nhóm đối tượng tiềm năng từ cấp độ này đến cấp độ cao hơn để hành động cuối cùng của họ là MUA HÀNG.
Chúc các bạn thành công

Video Tìm hiểu đầy đủ về Chính sách Quảng cáo Facebook

Quảng cáo không phê duyệt, quảng cáo bị tạm ngưng… 
Để tránh và giảm thiểu tối đa lỗi Quảng cáo Facebook. Hãy tìm hiểu về cách thức hoạt động và những nội dung bị hạn chết khi Quảng cáo Facebook dưới đây:

Phần 1: Giới thiệu về quy trình kiểm duyệt và lưu ý khi bạn khởi tạo/chỉnh sửa quảng cáo
Phần 2: Chia sẻ về các lý do tại sao QC không được phê duyệt, các nội dung bị hạn chế QC hay bị cấm QC trên Facebook
Chi tiết hơn xem tại đây: https://www.facebook.com/

6996 mẫu quảng cáo Facebook sáng tạo Việt Nam (Phần 2)

Xin mời các bạn download tiếp phần 2 của topic: 6996 mẫu quảng cáo Facebook sáng tạo Việt Nam để cùng tạo ra những mẫu quản cáo Facebook đẹp mắt - hiệu quả nhé! :D
Link Fshare.vn: http://goo.gl/PS3y7P
Link Google Drive: http://goo.gl/FPh0OS
Các bạn có thể xem lại phần 1 tại đây 

Nguồn: Cộng đồng isocial
Tư vấn Quản cáo Facebook: Tối ưu chi phí - Tối đa hiệu quả (miễn phí)
Mr. Nam (Trưởng nhóm kinh doanh Bizweb.vn)
Phone: 0979 818 889
eMail: nambg@dkt.com.vn


6996 mẫu quảng cáo Facebook sáng tạo Việt Nam (Phần 1)

Từ xa xưa, khi vẽ bậy và tờ rơi hoành hành ngang dọc, sự cạnh tranh đã phân ra kẻ THẮNG và THUA. QUY TẮC HAM MUỐN SỐ 9 tượng trưng cho sự KHAO KHÁT CAO NHẤT đạt được vì vậy người chen lấn nhau để xì pam mọi lúc mọi nơi.
Trong hoàn cảnh rối ren, loạn lạc, một thanh niên cứng đã mạnh dạn mở lối đi riêng. Phá vỡ quy tắc ham muốn SỐ 9, chàng đã chọn QUY TẮC HAM MUỐN SỐ 6 (thiên về đối tượng và nội dung) để làm đòn bẩy vững chắc leo lên vị trí cao nhất, và chàng đã thành công.
Kể từ đó QUY TẮC 69-96 được luân hồi linh hoạt, để người làm quảng cao LÊN ĐỈNH cao của nghệ thuật Biểu tượng cảm xúc smile


Chốt là,
“99% giúp LÊN ĐỈNH là xuất phát từ học theo người khác và thực hành liên tục”

Như vậy XIN GỬI TẶNG BẠN YÊU 6996 MẪU ADS CARETIVE FACEBOOK
vậy là có học hỏi rồi, thực hành liên tục nữa là OKÊ

Chúc nhà nhà LÊN ĐỈNH cao,
Link Fshare.vn: http://goo.gl/VtfRuV
Link Google Drive: http://goo.gl/JTGUhz

Nguồn: Cộng đồng ISOCIAL
Tư vấn Quản cáo Facebook: Tối ưu chi phí - Tối đa hiệu quả (miễn phí)
Mr. Nam (Trưởng nhóm kinh doanh Bizweb.vn)
Phone: 0979 818 889
eMail: nambg@dkt.com.vn


Đếm tiền mỏi tay nhờ kinh nghiệm chạy quảng cáo Faceboook thượng thừa

Quảng cáo Facebook đang trở thành công cụ không thể thiếu với các doanh nghiệp, cửa hàng Online vừa và nhỏ, tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook, chưa kể đến việc chi một khoản ngân sách thường xuyên cho quảng cáo là không hề dễ dàng Nhiều cửa hàng dù đầu tư cả đống tiền cho quảng cáo Facebook nhưng số lượng đơn hàng đem về chỉ “giậm chân tại chỗ”. Vậy làm thế nào để quảng cáo có thể đem lại hiệu quả tương xứng với số tiền bỏ ra? – Câu hỏi mà bất cứ người bán hàng trên Facebook nào cũng đều đang có chung thắc mắc.
Nếu bạn muốn biết được những bí quyết chạy quảng cáo Facebook hiệu quả, thúc đẩy doanh số cho cửa hàng ngay tức thì, hãy chuẩn bị sẵn sàng và tiếp tục đọc bài viết này nhé.

Kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook hiệu quả
  1. Viết tiêu đề quảng cáo Facebook thật ấn tượng

Bạn chỉ có 3 giây để gây ấn tượng với khách hàng, nếu trong thời gian đó nội dung của bạn thiếu hấp dẫn thì khách hàng sẽ không có sự tương tác với bài đăng của bạn.
Và hãy nhớ rằng để thu hút khách hàng click và kéo tiếp xuống nội dung bên dưới thì nơi đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy đó chính là tiêu đề quảng cáo. Vì thế một tiêu đề thật hấp dẫn, đánh trúng tâm lí và nhu cầu của họ sẽ níu họ lại với bạn lâu hơn. Dưới đây là 3 mẫu tiêu đề quảng cáo Facebook điển hình cần áp dụng ngay cho shop kinh doanh online.
  • Tiêu đề quảng cáo dạng câu hỏi: Hãy đưa ra các câu hỏi là những vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải.
“Quá mệt mỏi vì nghĩ gói quà Tết? Nước Pháp sẽ giúp bạn!
Hộp quà Rượu Deluz Xo nhập khẩu từ Pháp – Chỉ 600.000đ cho 1 bộ 3 chai.”
Tiêu đề quảng cáo trực tiếp: Đi thẳng vào thông điệp bạn muốn truyền tải, không vòng vo, không chơi chữ!
Ví du: “Giảm giá ngay…” / “Miễn phí…”
Tiêu đề quảng cáo gián tiếp: Dùng 1 đối tượng trung gian để gợi sự tò mò và liên tưởng về sản phẩm.
Ví dụ: “Hotgirl A tiết lộ bí quyết làm trắng da an toàn” / “Vi vu Thái Lan với chi phí 0 đồng”
  1. Nội dung quảng cáo

Phần nội dung chính: Khi đã có một tiêu đề quảng cáo hấp dẫn, thu hút khách hàng thì phần nội dung chính sẽ là lúc để bạn nêu bật sản phẩm, đưa ra những khó khăn, vấn đề mà khách hàng đang thường xuyên gặp phải với cách viết và truyền đạt sao cho khách hàng nhìn thấy bản thân họ trong bài viết của bạn, những rắc rối mà họ đang gặp phải. Từ đó đưa ra giải pháp cho họ qua những tính năng nổi bật của sản phẩm mà bạn có. Hãy khéo léo để khách hàng cảm thấy bạn đang cùng họ giải quyết khó khăn, và chỉ có bạn mới có thể giúp họ cải thiện tình hình, bởi thị trường hiện nay cạnh tranh quá lớn, và nếu bạn không tạo ra khác biệt như vậy, đối thủ của bạn sẽ làm điều đó thay bạn!
Hình ảnh: Ngoài nội dung quảng cáo thì hình ảnh kèm theo là chiến lược không thể thiếu để quảng cáo của bạn thu hút, nổi bật hơn, bạn có thể sáng tạo bằng những hình ảnh thú vị, hài hước, gây sốc hoặc kết hợp với người nổi tiếng. Nhưng lưu ý hình ảnh và ý tưởng cần ăn nhập với nội dung quảng cáo, sản phẩm và đối tượng hướng đến. Bạn nghĩ sao nếu bán một sản phẩm đắt tiền cho đối tượng khách hàng trung tuổi nhưng cách viết và hình ảnh lại phù hợp cho đối tượng giới trẻ.
Kêu gọi hành động: Cuối mỗi nội dung bài quảng cáo cần đưa ra một lời kêu gọi hành động để thôi thúc, điều hướng khách hàng đến với sản phẩm hay dịch vụ của bạn như: “Đặt hàng ngay”, “Gọi ngay”, “Truy cập website”,…
  1. Đối tượng quảng cáo

Một trong những kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook không thể bỏ qua, đó là việc xác định đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Khi target được khách hàng mục tiêu càng cụ thể, cơ hội tạo nê một chiến dịch quảng cáo thành công của bạn càng lớn.
kinh-nghiem-chay-quang-cao-facebook 1
Kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook hiệu quả
Vậy phải làm như thế nào?
Bạn cần phân tích xem sản phẩm hay dịch vụ của bạn muốn nhắm tới đối tượng khách hàng nào: Họ là ai? Làm nghề nghiệp gì? Độ tuổi? Có sở thích và hành vi mua hàng như thế nào?
Ví dụ: Bạn kinh doanh đồ ăn vặt, độ tuổi bạn hướng đến thường từ 14t đến 30t, là học sinh, sinh viên hoặc dân văn phòng, có sở thích  “like” hoặc “theo dõi” các Fanpage, Group ăn uống. Dựa vào những “manh mối” đó bạn khoanh vùng và chọn lựa cho mình một nội dung quảng cáo hay cách tiếp thị phù hợp.
Ngoài ra trong trình Quản lý quảng cáo, mục Đối tượng sẽ giúp bạn chọn chuẩn xác 4 nhóm đối tượng cho những chiến dịch quảng cáo của mình như sau:
Nhóm khách cơ bản: Được phân loại bởi độ tuổi, giới tính, vị trí, nơi ở hay sở thích của người dùng Facebook
Nhóm khách chọn lọc: Từ những người đã biết đến bạn trên Facebook, bạn có thể tự tạo 1 nhóm khách hàng mới thuộc lĩnh vục mà bạn kinh doanh
Nhóm khách hàng tương đồng: Facebook sẽ tìm những đối tượng chưa từng biết đến bạn nhưng lại có thông tin hay mối quan hệ với những người là bạn của bạn
Nhóm khách hàng tương tác: Bạn sẽ tìm được tới những khách hàng mà họ đã từng tương tác với trang Facebook hay website của bạn.
  1. Thời điểm quảng cáo
Để có thể nắm bắt được xu hướng và thời điểm mua hàng, bạn có thể xem phần Thống kê (Insight) để biết khung giờ nào người dùng tương tác nhiều nhất với Fanpage của bạn và triển khai chiến dịch quảng cáo trên Facebook cho hiệu quả. Nhờ đó bạn sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với việc dàn trải quảng cáo từ 0h – 24h hàng ngày.
Lựa chọn khung giờ vàng thích hợp giúp cho quảng cáo của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn
Ngoài ra khi bạn chạy một chiến dịch quảng cáo trong thời gian dài, bạn có thể theo dõi thống kê lượng tiếp cận và lên lịch quảng cáo trong thời điểm phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo tiếp theo.
Ví dụ bạn bán đồ công sở thì khoảng thời gian thích hợp là từ 7 – 9 giờ sáng là thời gian đến công sở, 11 – 13 giờ là giờ nghỉ trưa, 16 – 18 là giờ tan làm và sau 20 giờ buổi tối là giờ nghỉ ngơi, giải trí. Các khoảng thời gian này thích hợp với khung giờ hành chính và là lúc dân văn phòng thường xuyên truy cập vào Facebook để cập nhật thông tin. Tuy nhiên khung giờ này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nên điều quan trọng nhất là bạn cần nghiên cứu cẩn thận Insight khách hàng đồng thời qua quá trình chạy quảng cáo có thể tìm thấy khung giờ vàng thích hợp cho sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Ngoài ra để xem khách hàng của bạn thích kiểu hình ảnh, nội dung nào, bạn có thể tạo ra nhiều nội dung, hình ảnh khác nhau và tìm ra mẫu quảng cáo tối ưu nhất.
  1. Mục tiêu tiếp thị

Theo kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook từ nhiều người, Fanpag là một trong những chiến dịch quảng cáo được các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân hay công ty sử dụng để truyền thông cho
kinh-nghiem-chay-quang-cao-facebook 3
Bí quyết chạy quảng cáo Facebook 
Facebook có rất nhiều hình thức quảng cáo tương ứng với các mục tiêu tiếp thị khác nhau. Tuy nhiên Bizweb xin gợi ý tới bạn 2 hình thức phổ biến nhất:
  • Quảng cáo bài Post
Quảng cáo bài viết là hình thức quảng cáo một bài đăng trên Fanpage của bạn. Bài viết sẽ có dòng chữ “Được tài trợ” tiếp cận người dùng theo: Độ tuổi, giới tính, khu vực, ngành nghề, … Quảng cáo bài viết sẽ có 2 vị trí hiển thị quảng cáo
  • Trên bảng tin (Newfeed): Nếu người dùng là đối tượng quảng cáo bạn nhắm đến, họ sẽ thấy những bài quảng cáo facebook hiển thị trên Newfeed của họ trên máy tính để bàn, laptop, các thiết bị di động.
  • Bên tay phải màn hình: Chỉ hiển thị trên máy tính. Nhiều chủ shop, đặc biệt với những shop quy mô nhỏ thường loại bớt hiển thị quảng cáo trên đây bởi vị trí này không thực sự hiệu quả và tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên khi tâm lí chúng ta đều muốn quảng cáo của mình được hiển thị to, đẹp, nổi bật trên newfeed thì biết đâu vị trí cột phải “nhỏ bé” kia lại là nơi mang lại đơn hàng cho chúng ta?
  • Quảng cáo dạng click to web
Là hình thức quảng cáo hướng khách hàng click vào website của bạn, tăng thêm traffic cho website. Việc bán hàng trực tiếp trên website cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn,  tiết kiệm chi phí cho SEO cũng như hình thức quảng cáo khác qua website.
Thấy rõ lợi ích và hiệu quả quảng cáo Facebook mang lại, hiện nay có rất nhiều chủ shop đã và đang tự chạy quảng cáo Facebook nhằm chủ động hơn trong việc điều chỉnh, kiểm soát chi phí. Tuy nhiên để bán hàng online hiệu quả cần trang bị cho mình kiến thức tốt để nhằm thu được lợi nhuận cao nhất và giảm thiểu rủi ro về tài chính.
Hy vọng, với những kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook mà Bizweb chia sẻ, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về một chiến dịch hiệu quả và những yếu tố cần có. Chắc chắn khi bắt tay vào thực hiện, chúng ta cần trải qua nhiều bước chạy thử nghiệm trước khi muốn có được kết quả viên mãn.

Tìm hiểu sâu hơn về thuật toán mới của Facebook

Gần đây, Facebook đã công bố ít nhất 3 thay đổi về thuật toán, khiến cho các thương hiệu lớn hoang mang. Cùng đi sâu hơn vào các thay đổi này để nhìn rõ liệu đó có hoàn toàn là bất lợi, và làm thế nào để “xoay chuyển” những thuật toán đó.
Trước hết, chúng tôi giới thiệu sơ qua về một số thuật ngữ được sử dụng trong bài viết:
  • News Feed: là bảng tin của bạn, thứ hiện lên đầu tiên khi bạn mở Facebook.
  • Post: là bài đăng trên Facebook, dưới bất kỳ dạng nào.
  • Publisher: chỉ chung những tài khoản tạo ra nhiều nội dung trên Facebook. Đó có thể là những cá nhân sở hữu lượng bạn bè hay lượng theo dõi đồ sộ, hay những Fanpage có nhiều fan. Nếu bạn sử dụng Facebook như một kênh Marketing/ Truyền thông, bạn cũng được coi là một publisher.
3 sự thay đổi về thuật toán hiển thị Facebook
  1. Người dùng Facebook sẽ có thể nhìn thấy nhiều post từ 1 nguồn trên News Feed trong cùng 1 thời điểm thay vì chỉ 1 Post mới nhất từ mỗi nguồn như trước đây.
  2. Facebook sẽ ưu tiên hiển thị Post từ bạn bè cao hơn trong News Feed so với Post từ Fanpage các bạn đã Like.
  3. Facebook sẽ không hiển thị trên News Feed những Post mà bạn bè của người dùng Like hoặc Comment.
Và giờ hãy cùng nhìn xem những thay đổi này từ đâu mà có, mục đích của chúng là gì, chúng sẽ ảnh hưởng tới các publisher như thế nào, và có thể làm gì để “xoay chuyển” chúng.
Quan điểm của Facebook về News Feed
Trong thời đại mà mỗi giây trôi qua là hàng nghìn câu chuyện được đưa lên Facebook, bạn có thể nắm rõ mọi thông tin đó?
Chris Cox – Giám đốc Sản phẩm của Facebook – đã đưa ra quan điểm của họ về News Feed: “Trong vô số tin tức vừa được cập nhật, bạn chỉ có thể chọn lọc ra 10 thông tin quan trọngvới bản thân nhất để tiếp nhận. Và chúng tôi làm điều đó giúp bạn”.
Vậy nên, Facebook liên tục cập nhật thuật toán của mình để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Và giờ đây, Facebook muốn người dùng hoàn toàn tự điều chỉnh News Feedcủa mình, để chọn ra những thông tin mà họ có hứng thú nhất, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thuật toán cứng nhắc như trước.
2
Người dùng sẽ xây dựng News Feed của riêng mình như thế nào?
Facebook sẽ đo lường sự thích thú của bạn đối với các post từ bạn bè và các Publisher mà bạn theo dõi. Làm thế nào Facebook đo lường được điều này?
3
Facebook dựa trên sở thích và hành vi của bạn, số lần bấm “like” và “share” của bạn, và đặc biệt là thời gian bạn bỏ ra để đọc câu chuyện đó. Và Facebook còn tính toán thông qua:
  • Ai là Publisher: Bạn bè/ Page mà bạn thường xuyên tương tác sẽ được hiển thị nhiều hơn. Ngoài ra, bạn bè được ưu tiên hơn Page.
  • Loại bài đăng: Bạn thường xuyên tương tác với loại bài đăng nào, Facebook sẽ ưu tiên cho loại bài đăng đó
  • Tương tác của Post: Post càng có nhiều tương tác thì càng có khả năng được hiểu thị lên News Feed.
  • Thời điểm đăng bài: Tại thời điểm mà Nội dung được đăng lên, càng có ít bài đăng cùng lúc, cạnh tranh càng giảm, post càng dễ được hiển thị.
  • Bài đăng có mang tính sự kiện không: Facebook ưu tiên cho những bài đăng mang tính sự kiện (life event) như có công việc mới, thay đổi tình trạng quan hệ… Một số báo cáo còn chỉ ra rằng, nếu sử dụng từ “Congratulations” (chúc mừng), Facebook sẽ dành cho bạn sự ưu tiên, dù không thật sự rõ ràng.
Facebook chấm điểm cho mỗi yếu tố trên, cộng số điểm đó lại, và sắp xếp thứ tự xuất hiện trên News Feed dựa trên số điểm đó.
5
Điều này có thể gây khó khăn cho các thương hiệu trên Facebook, khi mà những Nội dung hàng triệu like vẫn phải xếp sau bạn bè người dùng.
Vậy các Doanh nghiệp phải làm thế nào để Marketing trên Facebook? Câu trả lời là họ phải tập trung tạo ra những nội dung để tăng tương tác với người dùng, và hạn chế các nội dung quảng cáo. Hãy biết cách lồng ghép để người dùng phản hồi lại và tương tác với bài đăng của bạn, có như vậy những câu chuyện của bạn mới có cơ hội lên News Feed.
Và nhớ nhé, Facebook tính thời gian dừng lại đọc của người dùng đối với mỗi mẫu tin.
Facebook hỏi ý kiến người dùng như thế nào?
Với những nội dung thú vị, chắc chắn bạn sẽ tương tác. Nhưng nếu như bạn nhìn thấy bạn thân của mình đăng bài về chú chó chết, hẳn bạn sẽ không like/ comment, mà hỏi thăm họ. Vậy thì Facebook không có dấu hiệu gì để tính điểm tương tác cho bạn và bạn thân rồi. Nhưng đừng lo, vì Facebook còn có 2 vũ khí lợi hại này:
  • The Feed Quality Panel: Facebook tập hợp khoảng 700 người để sắp xếp News Feed theo thứ từ chán nhất cho đến hay nhất. Từ đó, Facebook sẽ soi xét xem hệ thống thuật toán của mình đã chấm điểm và dự đoán đúng sở thích, hành vi của người dùng chưa.
  • Online Survey: mỗi ngày có 10.000 bản khảo sát được gửi cho người dùng, với nội dung đơn giản là hỏi người dùng có thích những Post. đang ở trên News Feed của họ không
8
Và thế là, Facebook lại tiếp tục cố gắng đưa lại những trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng, và đặc biệt chú tâm vào việc trao cho người dùng quyền được tùy biến News Feed của mình.
9
Bạn theo dõi, bỏ theo dõi ai, ẩn tin của ai, hay đặt ai ở chế độ “See first” (hiển thị đầu tiên trên bảng tin) là những nỗ lực của Facebook để giúp người dùng xây dựng được một News Feed với những tin tức liên quan mật thiết đến bản thân họ.
Facebook cũng mong muốn người dùng tự biết cách làm sạch News Feed của mình bằng cách “Unfollow” (Bỏ theo dõi) nhưng tin tức, nội dung không liên quan đến mình. Đó có thể là bà dì thích post ảnh bỉm sữa, hay một Page với những nội dung nhảm nhí; “Hide post” (Ẩn bài) những nội dung không cần thiết để nó ít hiện ra hơn. Và với những Publisher mà bạn quan tâm, bạn hoàn toàn có thể ưu tiên họ bằng cách bấm vào “See first” để tin tức của họ luôn hiện ra đầu tiên trên News Feed.
Facebook tuyên bố, họ sẽ để cho người dùng kiểm soát trải nghiệm News Feed của mình với các chức năng trên, thay vì bắt họ phải đi theo thuật toán như ngày xưa.
Publisher phải làm gì với những thay đổi này?
Nếu sử dụng Facebook như một Kênh Marketing/ Truyền thông, bạn chính là Publisher. Publisher thì phải nhớ kỹ 4 điều này:
newsfeed11
  • Viết Headline hấp dẫn: Hãy nhớ rằng Facebook đo thời gian người đọc dừng lại đọc một bài đăng. Vì vậy, Headline giật gân, gây shock đã hết thời. Hãy sử dụng sức mạnh của ngôn từ để viết lên những Headline hay, dễ đọc, và chứa đựng phần hấp dẫn nhất của nội dung.
  • Tránh quảng cáo: quảng cáo chắc chắn không khiến công chúng hứng thú, và đừng quên Facebook đang chấm điểm từng post của bạn. Quảng cáo trong post này sẽ khiến post sau bị đứng chót trong News Feed người dùng.
  • Hãy trải nghiệm: Nội dung hay đối với Publisher này chưa chắc đã mang lại hiệu quả cho Publisher khác. Công chúng của nhãn hàng này thích nội dung này không có nghĩa là công chúng của nhãn hàng kia cũng y như vậy. Thế thì, hãy thử hết các loại bài đăng, và đo lường kết quả phản hồi từ những bài đăng đó.
  • Sử dụng Audience Insight và các công cụ đo lường: đọc số liệu, phân tích dữ liệu là kỹ năng đo lường kết quả cơ bản nhất mà bất kỳ Publisher nào cũng phải có.
  • Sử dụng Audience Optimization: nhắm đúng mục tiêu bạn muốn hướng tới là lợi ích của chức năng này.
10
Chúc các bạn luôn có thể “xoay chuyển” cùng thuật toán Facebook!

Giờ đăng Facebook tối ưu – Việc không hề đơn giản

Không marketer nào chắc chắn được: giờ đăng nào là thích hợp cho fanpage mình quản lý. Ngay cả với các công ty phân tích dữ liệu chuyên nghiệp, báo cáo của họ về “giờ tối ưu” cũng mâu thuẫn với nhau, thậm chí mâu thuẫn với chính số liệu của bạn. Đặc biệt khi các thuật toán của Facebook có sự thay đổi rõ rệt trong mấy tháng qua, chúng ta càng phải cân nhắc lại về chiến lược fanpage của mình.
Trong bài viết này, chúng tôi mong được giới thiệu và thảo luận với các bạn những phương pháp từ cơ bản đến nâng cao, từ cũ đến mới, về cách chọn giờ đăng bài hiệu quả.
Lúc nào là thời điểm đăng Facebook tối ưu?
Sử dụng Insight Facebook
Có 2 số liệu insight cơ bản giúp bạn xác định được đối tượng khách hàng và giờ đăng bài. Đó là “People” và “When your fan are online
– People: Hiểu được độ tuổi và giới tính của độc giả. Đây là số liệu đầu tiên giúp bạn xác định đối tượng khách hàng và hành vi của họ.
– When your fan are online: Một thống kê “thần kỳ” giúp bạn biết được: Lúc nào độc giả của bạn “lướt face”. Thường, chúng ta sẽ chọn giờ đăng trước 10-15 phút so với thời điểm có lượng online đông nhất, để bài viết có thể xuất hiện ngay khi người dùng lướt face, và tồn tại trong một thời gian lâu hơn.


Với 2 dữ liệu này, bạn sẽ có một hình dung về độc giả và giờ đăng bài. Tuy nhiên, chỉ dựa vào chúng sẽ chưa đủ để xác định đối tượng độc giả của bạn. Để hiệu quả, bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu những yếu tố sau đây:
Xây dựng chân dung độc giả (personas)
Ai là người đọc và người mua tiềm năng của bạn? Đâu là mối quan tâm lớn nhất của họ, nhu cầu, mong muốn của họ là gì? Loại nội dung mà họ thích là gì? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn phát triển được chân dung về người độc giả (personas).
Personas là hình ảnh hư cấu đại diện cho khách hàng lý tưởng, dựa trên các dữ liệu thực tế về nhân khẩu học và hành vi của khách hàng, cùng với đó là suy xét về lịch sử cá nhân, động cơ và mối quan tâm
Hãy hình dung: thời gian một ngày của họ sẽ như thế nào? Họ sẽ đọc tin tức của bạn lúc họ đi làm, lúc ăn, cà phê, hay giải trí? Mục đích bài đăng của bạn có phù hợp với thói quen và nhu cầu khách hàng trong khoảnh khắc đó không? Giờ đăng không chỉ tùy thuộc vào thói quen của họ, mà còn tùy thuộc vào mục đích và loại tin tức bạn đăng tải.
Chẳng hạn: bạn sở hữu một nhà hàng, và bạn muốn khách hàng sẽ tìm đến tiệm ăn của bạn vào bữa trưa hoặc tối. Vậy thì, có thể bạn sẽ muốn đăng bài về các món ăn vào 11h trưa hoặc 4-5h chiều. Chúng tôi đã từng thử cách đặt giờ này, và lượng tiếp cận + engagement khá thành công. Có thể, với đối tượng trẻ, hướng ngoại và thích khám phá “món mới”, đây chính là thời điểm mà họ có nhu cầu tìm một hàng ăn ngon… bằng cách lướt Face 
Vận dụng những thống kê và hiểu biết sẵn có
Nếu bạn google search “Facebook best post time” trên google và pinterest, bạn sẽ thấy rất nhiều những hướng dẫn, nghiên cứu, báo cáo, infographic từ các agency, tòa soạn, các hãng lớn. Họ sẵn sàng cũng cấp một lượng thông tin… đủ dùng để bạn lập hẳn một Lịch content cho fanpage.
Có thể bạn sẽ nghi ngờ: những số liệu trên của nước ngoài, làm sao áp dụng cho Việt Nam được? Thế nhưng, dù không hoàn toàn chính xác, những thông số đó là một cơ sở vững chắc khi bạn chưa có kinh nghiệm. Khi bạn đã có kinh nghiệm rồi, chúng vẫn là nguồn tham khảo quý giá, giúp bạn hoạch định các chiến lược Facebook Marketing

Một Infographic ở Pinterest về giờ vàng đăng bài

Test, test, và test
Bước cuối cùng, bạn cần kiểm nghiệm xem mình chọn giờ đăng đã đúng hay chưa. Với những bài cùng một kiểu nội dung và độ dài, hãy đăng thử vào các khung giờ khác nhau trong ngày, hoặc cùng một thời điểm vào các ngày trong tuần. Kết quả có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên đấy
Trên đây là những kinh nghiệm của Blog kinh doanh online trong việc chọn giờ đăng Facebook. Chúng tôi tin rằng, công việc này thật sự đòi hỏi các marketer có insight sâu sắc và sáng tạo. Còn bạn thì sao? Hãy giới thiệu cách đặt “giờ vàng” của bạn ở phần comment nhé!

Top